Các dòng laptop chuyên đồ hoạ và laptop gaming đa phần đều là những loại laptop có cấu hình cao, nhằm xử lý tốt các tác vụ như thiết kế, chỉnh sửa ảnh, cắt ghép video, chơi game nặng,…Bên cạnh đó, cả 2 loại laptop này đều có giá thành khá cao so với những loại laptop thông thường. Tuy nhiên, chúng vẫn có những mặt khác biệt lớn. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ so sánh các dòng laptop chuyên đồ hoạ và laptop gaming để các bạn có cái nhìn rõ hơn về vấn đề này.
So sánh các dòng laptop chuyên đồ hoạ và laptop gaming
Phân biệt các dòng laptop chuyên đồ hoạ và laptop gaming
Laptop đồ hoạ và laptop gaming đều có đặc điểm chung là cấu hình mạnh mẽ, phần cứng được trang bị những con chip mạnh để xử lý tốt các tác vụ đồ họa cũng như chơi game. Màn hình thường có kích thước lớn từ 15 inch trở lên, độ phân giải từ FULL HD đến 4K, vì thế mà chúng thường có giá thành cao so với loại laptop văn phòng thông thường. Tuy nhiên, các dòng laptop đồ họa và laptop gaming vẫn có những điểm khác nhau như thiết kế, bàn phím, màn hình và cấu hình.
Thiết kế ngoại hình
Laptop chơi game thường có thiết kế hầm hố để tạo cảm giác mạnh mẽ với hệ thống tản nhiệt lớn nhằm làm mát máy khi chơi game nặng trong khoảng thời gian dài. Đối với laptop đồ hoạ thường có thiết kế gọn nhẹ, tinh tế hơn so với laptop gaming. Nhìn chung cả 2 loại laptop này đều được thiết kế để có thể chịu được nhiệt độ cao và hệ thống tản nhiệt phải tốt.
Bàn phím
Bàn phím của laptop gaming thường có kích thước lớn và được trang bị đèn nền để dễ dàng thao tác, đồng thời, các phím này đa số là phím cơ cho hành trình gõ nhạy bén, có độ nảy. Bốn phím A,W,S,D là 4 phím được game thủ sử dụng nhiều nhất trong game nên được thiết kế nổi bật. Trên laptop đồ hoạ có thiết kế bàn phím không quá nổi bật như dòng gaming, tuy nhiên nó lại được tích hợp đèn bàn phím ở mức sáng cơ bản, giúp ta có thể thao tác dễ dàng vào trời tối.
Màn hình hiển thị
Với tính chất công việc phải làm việc nhiều trên màn hình, vì vậy màn hình là thứ rất quan trọng trên laptop đồ hoạ và laptop gaming. Tuy nhiên, đối với đồ hoạ thì các thông số về dải màu như sRGB, Adobe RGB hay DCI-P3 là những chỉ số về màu sắc vô cùng quan trọng. Ngoài ra, có thêm một chỉ số nữa cũng liên quan đến độ sai lệch của màu sắc là Delta-E, nếu muốn màn hình có độ hiển thị màu chính xác thì Delta-E tốt nhất nên nhỏ hơn 2. Còn với màn hình laptop gaming, màu sắc không phải là yếu tố quan trọng nhất mà chính là tốc độ phản hồi bởi khi chơi game các hành động trên game phải được phản hồi lên màn hình một cách nhanh nhất nhằm tăng trải nghiệm chơi game.
Màn hình là thứ rất quan trọng trên laptop đồ hoạ và laptop gaming
Cấu hình
Về phần CPU, laptop đồ họa nên được trang bị một chip nhiều nhân?luồng, điều này giúp cho laptop có thể dễ dàng xử lý đa nhiệm cùng một lúc. Đối với laptop gaming, CPU không cần thiết phải có quá nhiều nhân/luồng mà vẫn có thể xử lý tốt các tựa game. Bên cạnh đó, GPU hay còn được gọi là card đồ họa cũng là một trong những phần cứng không thể thiếu trong 2 loại laptop này. Chúng đều cần một card đồ họa mạnh mẽ để có thể chạy tốt các ứng dụng cần thiết. Ngoài ra, laptop chơi game chỉ cần RAM từ 8-16GB là đã có thể chơi mượt tất cả các game hiện nay, nhưng đối với laptop đồ họa, để chạy các ứng dụng đồ họa thì cần dung lượng RAM từ 16GB trở lên.
So sánh các dòng laptop chuyên đồ hoạ và laptop gaming
Qua những so sánh trên có lẽ bạn cũng thấy rõ ràng về sự giống và khác nhau giữa các dòng laptop chuyên đồ hoạ và laptop gaming. Cả hai loại đều có cấu hình mạnh mẽ và hiệu năng cao. Nhưng nếu bạn chỉ có nhu cầu sử dụng các phần mềm đồ hoạ nhẹ thì có thể sử dụng laptop gaming nhằm tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, khi bạn làm đồ họa 3D hay render video sẽ gây ra tình trạng nóng rất nhanh và tuổi thọ của laptop sẽ không được lâu dài, bởi hai loại laptop trên được sử dụng các card màn hình khác nhau.