Đồ họa 3 chiều nổi dậy mạnh mẽ nhờ xu hướng “ảo hóa” của các công ty và mạng xã hội. Nhiều bạn trẻ cũng vì thế chạy theo xu thế thiết kế đồ họa 3D nhưng phải tự học để “tiết kiệm” chi phí.

Việc tự học cũng có cái hay riêng của nó, nhưng do thiếu người hướng dẫn và chưa có kinh nghiệm đầu tư, nhiều bạn bắt đầu lạc lối, thậm chí bỏ cuộc.

Để giúp các bạn mới bắt đầu hoặc đang có ý định trở lại, bài viết này sẽ cung cấp các kiến thức nền tảng nhất về việc chuẩn bị học đồ họa 3D. Tuy có thể nhàm chán nhưng lại vô cùng quan trọng cho việc học lâu dài. Cùng nhau cố gắng tìm hiểu nhé!

Thiết kế 3D là gì? Có tự học được không?

Thiết kế 3D hay 3D Graphic Design là một khái niệm chung cho những công việc liên quan đến đồ họa máy tính (CGI) trong không gian có 3 chiều X, Y, Z.

Để dễ hình dung, bạn có thể tự tìm hiểu các công việc bên trong mảng này bao gồm Modeling, Sculpting, Shading, Texturing, Rendering, Post-Processing, v.v. để biết từng công đoạn và bản thân có sẵn sàng để theo đuổi lĩnh vực đang phát triển mạnh mẽ này không.

Bạn có sẵn sàng hòa mình vào thế giới đồ họa 3D? (Minh họa: JIN LH)

Bạn có sẵn sàng hòa mình vào thế giới đồ họa 3D? (Minh họa: JIN LH)

Nếu câu trả lời là có thì xin chúc mừng, bạn đã trả lời được “Có tự học được không?” ở tiêu đề

Thực ra, việc học 3D ngày nay rất đơn giản. Nó không còn là một môn kĩ thuật yêu cầu tính toán phức tạp, cũng không phải môn nghệ thuật bị áp đảo về năng khiếu. Bạn chỉ cần có lòng tin và niềm đam mê là đủ để tiến bước trên hành trình này, trong cộng đồng hàng nghìn người sẵn sàng chia sẻ và đón nhận mọi thành quả của bạn.

Tuy vậy, có niềm tin là chưa đủ. Hãy cùng xem qua nội dung tiếp theo để chuẩn bị hành trang học tập cho mình một cách hiệu quả hơn.

5 điều quan trọng để chuẩn bị tự học thiết kế 3D

1. Định hướng rõ ràng

Khái niệm thiết kế 3D không chỉ là dùng chung cho quy trình thiết kế mà còn là vô số con đường sự nghiệp.

Nếu thấy hoang mang, hãy bắt tay vào thử những thứ xung quanh. Bắt đầu với những hướng dẫn chung nhất để hiểu về quy trình thiết kế, sau một thời gian, bạn sẽ có cảm nhận mình yêu thích và phù hợp nhất với công việc 3D nào.

2. Kỹ năng vẽ phác thảo 2D và tư duy thiết kế

Học về tư duy và phác thảo là để bạn hoàn thiện các ý tưởng trong đầu, trước khi dành nhiều giờ biến nó thành hiện thực trong môi trường 3D.

Các kỹ năng trên đây không phải là bắt buộc để học. Vì bạn sẽ tiếp tục học chúng trong suốt quá phát triển bản thân.

Sketch rõ ràng sẽ giúp bạn dễ dựng model hơn rất nhiều

Sketch rõ ràng sẽ giúp bạn dễ dựng model hơn rất nhiều

Nhưng nếu có điều kiện, hãy tự đầu tư cho bản thân một khóa tập vẽ bằng tay.

Thông qua việc chọn lọc các đường nét, bạn sẽ hình thành tư duy hình tượng, rất có ích khi xử lý lưới đồ họa trên không gian 3D sau này.

3. Lựa chọn phần mềm

Có vô vàn phần mềm thiết kế đồ họa 3D trên thị trường. Mỗi phần mềm tương ứng với những định hướng bạn đã đề ra phía trên. Tùy theo nhu cầu mà bạn có thể tự mình chọn lựa gắn bó với những phần mềm nhất định.

Blender là một phần mềm 3D đa dụng, đáp ứng mọi nhu cầu tự học của bạn

Blender là một phần mềm 3D đa dụng, đáp ứng mọi nhu cầu tự học của bạn

  • Blender: Miễn phí bản quyền hoàn toàn, đa năng nhưng phải dựa vào cộng đồng nếu muốn học hiệu quả
  • Maya: Chuyên dành cho Modeling và các công việc chính xác (thiết kế xây dựng, robot, v.v.). Có mức giá cao nếu bạn định sử dụng cho công việc sau này.
  • Zbrush: Dành riêng cho Sculpting
  • Cinema 4D: Được thiết kế cho các bạn yêu thích Motion Graphic và đồ họa trừu tượng
  • Unreal Engine: Là một trình làm game miễn phí. Tối ưu để kiến tạo thế giới rộng lớn và chân thật. Hiện đã có đủ công cụ để thiết kế nhiều thứ bằng tay.
  • Và nhiều phần mềm khác nữa.

Lưu ý nên hạn chế sử dụng học nhiều phần mềm và quy trình cùng lúc, vì bạn dễ phân tâm và không tập trung vào các phần muốn học, dẫn đến hiệu quả không cao và thời gian học kéo dài.

4. Một chiếc Laptop đồ họa

ConceptD 3 là mẫu Laptop vừa tầm để học 3D hiệu quả

Đầu tư một chiếc Laptop sẽ phù hợp hơn với việc tự học. Vì bạn có thể mang tác phẩm của mình ra ngoài, nhờ người khác xem qua, cũng như thực hiện các chỉnh sửa trực tiếp.

Nếu gia đình có chút điều kiện và bản thân thực sự muốn gắn bó lâu dài, bạn nên đầu tư một chiếc Laptop từ 40 triệu trở lên để đáp ứng tiêu chuẩn laptop thiết kế đồ họa chuyên nghiệp, giúp việc học tập nhanh chóng và thấy bản thân phát triển nhanh hơn.

Bản lề Ezel Hinge với 6 “trải nghiệm” thiết kế đồ họa khác nhau

Bản lề Ezel Hinge với 6 “trải nghiệm” thiết kế đồ họa khác nhau

Với những hạn chế về kinh tế, một chiếc laptop đa dụng cho công việc, học tập, chơi game khoảng 20 triệu là đủ để bạn thoải mái khám phá thế giới này.

Mặc dù phân khúc thấp hơn cũng có thể đáp ứng 3D cơ bản, bạn nên tránh những máy giá rẻ vì sẽ sớm khiến bạn chán nản và chất chội chỉ sau khoảng 3-6 tháng học 3D.

5. Lộ trình học tập và nguồn cảm hứng

Thiết kế 3D tốt không phải học mẹo thế nào hoặc xem vài video hướng dẫn nào cho hay.

Bạn nên chuẩn bị kỹ cho mình một lộ trình khoa học để nắm bắt từng mục tiêu đã định hướng. Tốt nhất là theo hướng dẫn của trung tâm uy tín hoặc ít nhất là người mà bạn tin tưởng.

Sau đó, hãy tìm nguồn cảm hứng để truyền động lực và sự sáng tạo cho bản thân mỗi ngày. Đó có thể chỉ là người bạn cùng học hoặc có thể là người nổi tiếng trên các mạng xã hội. Quan trọng là, người đó khiến bạn đam mê (nếu không còn tích cực thì bạn có thể tùy ý thay đổi).

Tạm kết

Vẫn cần rất nhiều điều cần phải chuẩn bị cho hành trình học thiết kế đồ họa 3D dài phía trước. Hy vọng bài viết đã phần nào giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn.

Chúc các bạn có được thời gian học tập vui vẻ!

Xem thêm:

>> 4 mẫu Laptop chuyên dùng cho đồ họa 3D