Việc tìm kiếm màn hình thiết kế đồ họa có làm bạn cảm thấy đau đầu? Giữa vô vàn những sản phẩm cùng nhiều lời giới thiệu êm tai, bạn sẽ dễ dàng xiêu lòng và rơi vào những thắc mắc, không biết đâu mới là chiếc màn hình phù hợp và tối ưu nhất. Thấu hiểu những vấn đề này, trong bài viết ngày hôm nay, chúng tôi xin đề ra những lỗi sai thường gặp trong việc đánh giá và mua màn hình đồ họa, nhằm giúp bạn có được quá trình chọn lựa dễ dàng và hiệu quả hơn.

Những lỗi sai thường gặp khi mua màn hình thiết kế đồ họa

Màn hình nào cũng như màn hình nào

Mỗi chiếc màn hình đều được tạo ra với một mục đích riêng. Chẳng hạn, màn hình gaming thường được biết đến với tần số quét cao, hoặc được hỗ trợ nhiều công nghệ hình ảnh. Và đối với màn hình đồ họa, đối tượng khách hàng mục tiêu của chúng là các designer, những người có yêu cầu cao về sự chuẩn xác của màu sắc.

màn hình thiết kế đồ họa

Màn hình đồ họa được tạo ra dành cho các designer, những người có yêu cầu cao về sự chuẩn xác của màu sắc

Màn hình thiết kế đồ họa có thể không có được độ phân giải cao hay tốc độ làm mới khung hình nhanh, nhưng chúng bắt buộc phải đạt được các tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng màu hiển thị. Chỉ số dùng để đánh giá khía cạnh này là Delta E, tức khoảng chênh lệch giữa màu trên màn hình và màu gốc. Bên cạnh đó, màn hình chuyên cho đồ họa thường có độ bao phủ màu rất rộng.

màn hình thiết kế đồ họa

Màn hình thiết kế đồ họa bắt buộc phải đạt được các tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng màu hiển thị

Màn hình đắt mới là màn hình tốt

Một cách tổng quan, nhận định này có phần đúng, và cũng có phần sai. Quả thật, khoảng giá mà bạn phải chi trả cho màn hình đồ họa chuyên dụng có thể khá cao. Nhưng xét riêng trong phân khúc màn hình này, không phải sản phẩm nào càng đắt thì sẽ càng chiếm thế thượng phong.

Tùy vào năng lực sản xuất, và khả năng tinh chỉnh cấu hình của mỗi thương hiệu mà giá cả có thể dao động ở nhiều mức khác nhau. Và màn hình có tốt hay không cũng sẽ cần dựa vào nhu cầu thực tế của bản thân bạn. Nếu bạn đầu tư vào một mẫu màn hình rất đắt, nhưng lại không thể khai thác hết công năng của chúng thì sẽ là một sự lãng phí không hề nhỏ.

màn hình thiết kế đồ họa

Màn hình có tốt hay không cũng sẽ cần dựa vào nhu cầu thực tế của bản thân bạn.

>>> Tiêu chí chọn mua màn hình thiết kế đồ họa chuẩn xác nhất

Độ phân giải càng cao càng chất lượng

Thực chất, những dòng màn hình đồ họa được đánh giá cao, chẳng hạn như một số sản phẩm thuộc series Ultrasharp của Dell vẫn chỉ sở hữu độ phân giải 1900 x 1200. Hay một ví dụ khác là màn hình Acer ConceptD CP1 có độ phân giải Full HD, nhưng kèm theo đó là Delta E nhỏ hơn 2.

Sẽ thật tốt nếu bạn có thể sắm cho mình một chiếc màn hình 2K hay 4K. Nhưng nếu điều kiện ngân sách không cho phép, màn hình Full HD vẫn là một gợi ý rất tốt. Để xác định đâu là sản phẩm chuẩn chỉnh nhất, bạn có thể tham khảo ý kiến đánh giá của người dùng trên các diễn đàn hoặc hội nhóm về lĩnh vực công nghệ.

màn hình thiết kế đồ họa

Nếu điều kiện ngân sách không cho phép, màn hình Full HD vẫn là một gợi ý rất tốt

Đầu tư vào màn hình và bỏ qua yếu tố phần cứng

Cùng với màn hình, bạn sẽ cần dành sự quan tâm đến những linh kiện phần cứng của dàn máy tính. Nếu bạn có được một sản phẩm màn hình quá ưu việt, nhưng sức mạnh của phần cứng không đủ để đáp ứng, bạn sẽ khó lòng tận dụng tối đa công năng của chúng.

màn hình thiết kế đồ họa

Cùng với màn hình, bạn sẽ cần dành sự quan tâm đến những linh kiện phần cứng của dàn máy tính

Trên đây là những chia sẻ về các lỗi sai thường gặp trong việc tìm mua màn hình thiết kế đồ họa. Với những kiến thức đã được đề cập, chúng tôi hy vọng rằng bạn sẽ thu thập thêm nhiều thông tin và kinh nghiệm hữu ích, từ đó có được cho mình những tiêu chí đánh giá phù hợp trong việc lựa chọn màn hình phục vụ cho công việc hàng ngày.

>>>Xem thêm: Khám phá màn hình thiết kế đồ họa chuẩn màu Acer ConceptD