Chắc hẳn bạn đã từng nhìn thấy hình ảnh những người đam mê thể thao đạp xe chung phần đường với cả xe máy hay những chiếc ô tô đúng không? Vậy hãy cùng điểm qua một vài lưu ý khi đạp xe lưu thông trên đường để trở thành người đam mê thể thao đạp xe đạp an toàn nhé!
Những quy tắc trên đường bạn cần lưu ý khi đạp xe
Không giống như đi xe đạp ở những khu vực biệt lập như công viên hoặc làn đường riêng cho xe 2 bánh, đi xe đạp vẫn luôn cần đảm bảo sự thoải mái cũng như là an toàn. Để có thể đi xe đạp khi tham gia lưu thông trên đường phố, bạn cần cẩn thận và nắm rõ những điều cơ bản cùng như là các quy tắc an toàn giao thông:
- Luôn đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp.
- Nên mặc quần áo sáng màu để những người cùng tham gia giao thông có thể dễ dàng nhìn thấy, kèm theo đó trang phục cũng như là xe đạp của bạn cần có các tín hiệu phản quang rất cần thiết khi đạp xe buổi tối.
- Tuân theo các đèn tin hiệu, bảng chỉ dẫn và các biển báo giao thông.
- Điều khiển xe với tốc độ an toàn để đảm bảo rằng bạn và cả những người tham gia xung quanh có thể xử lý các tình huống bất ngờ khi đi xe.
- Nên đạp xe đúng làn đường cho xe đạp. Hoặc ở những đoạn đường không có làn riêng biệt bạn vẫn nên đạp xe gần các vỉa hè và lane dành cho xe 2 bánh.
- Không đi xe ở những khu vực thiếu ánh sáng hoặc không thể nhìn thấy lối đi.
Đạp xe an toàn trên đường với mẫu tai nghe không nhét tai
Điểm qua một vài kỹ thuật đạp xe trên phố
Khi đạp xe tham gia giao thông, an toàn là yếu tố quan trọng nhất mà bạn cần chú ý. Tuy nhiên, bên cạnh việc tôn trọng luật pháp và các quy định hiện hành, bạn cũng nên biết và nắm rõ thêm về một số kỹ thuật đạp xe trong thành phố mà bạn có thể bạn chưa biết:
- Giữ khoảng cách an toàn ít nhất 1m giữa xe đạp và các phương tiện khác để đảm bảo bạn có đủ không gian để xử lý các sự cố bất ngờ mà không ảnh hưởng đến người khác, nhất là bạn nên thận với các ô tô và xe tải lớn xung quanh. Tuy nhiên bạn cũng đừng nên đi quá gần lề đường, hãy giữ một khoảng cách thoải mái.
- Không chạy xe dàn hàng ngang với các phương tiện cùng chiều để đảm bảo phần đường và giao thông cho các phương tiện khác.
- Không chạy xe trên các vỉa hè hoặc phần đường riêng cho người đi bộ, trừ khi không có lựa chọn nào an toàn cho bạn hơn. Bởi với nhiều đi bộ trên vỉa hè, qua ngã tư, sang đường thường không để ý đến xe đạp phóng trên cùng phần đường với họ.
- Chú ý các khúc cua và ngõ hẻm vì có thể có xe chạy ra mà bạn không nhìn thấy. Và sẽ rất cần thiết cho bạn khi sử dụng còi hoặc chuông để báo hiệu cho những người xung quanh bạn.
- Nếu bạn đạp xe vào những đoạn đường đông đúc hoặc giờ cao điểm, hãy di chuyển chậm và ở giữa làn đường để mọi người đều cùng có thể dễ dàng nhìn thấy bạn. Khi đạp xe trên những con phố đông đúc, bạn nên hạn chế đạp xe và đi trên một đường thẳng để đảm bảo an toàn cho bản thân. Giữ tay sẵn sàng phanh và tay lái xe để đảm bảo rằng luôn có thể phản ứng nhanh khi cần thiết.
An toàn cho bạn khi đạp xe trên đường phố
Đạp xe với mẫu tai nghe không nhét tai để luôn lắng nghe được xung quanh
Ngoài việc kỹ thuật đạp trên đường bạn đã nắm rõ, bạn còn phải luôn chú ý đến đoạn đường mình đi để đảm bảo phản xạ tốt, tránh những rủi ro không lường trước được. Phải luôn cảnh giác với xung quanh khi đạp xe trên đường.
- Báo hiệu ý định của bạn cho những người tham gia giao thông khác khi bạn chuẩn bị rẽ, dừng, băng qua đường,… Hãy luôn giao tiếp thân thiện bằng mắt hay vẫy tay với người lái xe khác để đảm bảo họ hiểu những gì bạn đang muốn truyền đạt.
- Biết và hiểu những điểm mù mà người lái xe ô tô và xe tải không thể nhìn thấy để biết cách tránh chúng.
- Hãy chú ý nhiều hơn trên những con đường có khúc cua gấp, đường tối hoặc khi đạp xe dưới ánh nắng chói chang làm cản trở tầm nhìn của bạn.
- Hết sức cẩn thận khi lái xe tại các giao lộ và tránh đi quá gần, quá gần các phương tiện khác đang tham gia giao thông.
- Luôn tự tin vững tay lái xe vì lái xe rụt rè và thiếu quyết đoán sẽ khiến những người tham gia giao thông khác sẽ quan ngại và không biết cách để né bạn.
Những vật dụng cần thiết cho bạn khi đạp xe trên đường
Mũ bảo hiểm
Đây chắc chắn làm một trong những vật cần thiết theo quy định phải đội mũ bảo hiểm khi đạp xe đạp tham gia lưu thông trên đường. Mũ bảo hiểm xe đạp phải nhẹ, thông thoáng nhưng vẫn đầy chắc chắn. Loại nên có đệm mút bên trong và không gây cảm giác khó chịu khi đội lên đầu.
Trang phục
Để tham gia môn thể thao đạp xe này, ngoài việc cần có một chiếc xe đạp thì trang phục cũng phải phù hợp, tốt nhất nên có những họa tiết phản quang. Quần áo nên làm từ chất liệu co giãn, thấm hút mồ hôi tốt trong thời gian dài, vừa vặn với cơ thể bạn. Ngoài ra bạn cũng sẽ rất cần một đôi giày thể thao cho đôi chân bạn.
Nước đóng chai
Hoạt động thể thao với cường độ cao và trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể thèm nước, vì vậy hãy luôn mang theo một bình nước có ít nhất 2-3 lít nước để cung cấp đủ nước cho cơ thể.
Sử dụng tai nghe không nhét tai khi đạp xe
Tai nghe không nhét tai như một trang bị cần thiết khi đạp xe
Âm nhạc khi tập thể dục, đặc biệt là khi đạp xe, sẽ là chất xúc tác tuyệt vời giúp kích thích trí óc của bạn. Tuy nhiên, việc nghe nhạc có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn của bạn nếu bạn sử dụng tai nghe và nghe nhạc một cách không đúng.
Vì nếu bạn sử dụng tai nghe in-ear sẽ giúp ngăn tiếng ồn bên ngoài và tất cả những gì bạn nghe được chỉ là âm nhạc. Tuy nhiên, khi lái xe trên làn đường mà không nghe tín hiệu, còi có thể khiến bạn rơi vào các tình huống nguy hiểm.
Do đó, vừa để nghe nhạc, vừa để nghe cảnh báo từ bên ngoài, bạn nên sử dụng các dòng tai nghe thiết kế Open-ear như mẫu tai nghe OpenRun Pro. Nhờ công nghệ truyền âm qua xương, bạn không cần phải đeo tai nghe vào tai mà vẫn luôn nghe rõ âm thanh. Đồng thời, bạn sẽ không cảm thấy đau tai dù đeo tai nghe trong thời gian dài.
>>> Xem thêm: Khám phá bí ẩn đằng sau tai nghe không nhét tai
Lời kết
Trên đây là tổng hợp những điều cần biết và lưu ý khi đạp xe cùng các phương tiện khác trên đường. Hi vọng với những thông tin trên đây sẽ là hành trang như chiếc tai nghe không nhét tai cho giúp bạn với những buổi đạp xe ngoài trời của mình.