Không phải bất cứ màn hình nào cũng có thể đáp ứng đủ các nhu cầu của người dùng, có các loại màn hình chuyên dụng cho các nhu cầu cá nhân riêng của từng người sử dụng, và trên thị trường hiện nay có 2 loại màn hình chuyên dụng phổ biến nhất là màn hình máy tính đồ họa và màn hình gaming.

Màn hình gaming

Màn hình gaming

Màn hình đồ họa, gaming có gì khác so với màn hình thường ?

Cả 2 loại màn hình này đều được sản xuất để phục vụ nhu cầu cá nhân riêng như làm thiết kế đồ họa, chơi game vì vậy chúng sẽ có những công nghệ, tính năng riêng biệt nhằm đáp ứng tốt trải nghiệm người dùng và giá thành cũng sẽ cao hơn loại màn hình thông thường.

Màn hình đồ họa và màn hình gaming khác nhau như thế nào ?

Hãy theo chân chúng tôi để được giải đáp các thắc mắc và hiểu hơn về các công nghệ màn hình.

Màn hình máy tính làm đồ họa

Màn hình máy tính làm đồ họa

Màn hình đồ họa sẽ hướng đến việc tối ưu hóa hình ảnh, màu sắc hiển thị, thường loại màn hình này sẽ được các nhà sản xuất cân chỉnh màu sắc với độ chính xác rất cao và loại màn hình này có giá rất cao.

Màn hình chơi game chia ra nhiều phân khúc và có giá thành dễ chịu hơn một chút so với màn hình đồ họa, nhưng điểm chung của màn hình gaming có tần số quét rất cao nhằm mang lại trải nghiệm game mượt mà, không có độ trễ, bị giật lag.

Có một số thương hiệu sản xuất màn hình lớn trên thế giới đã chấp nhận đánh đổi chất lượng hình ảnh để cải thiện tối đa tần số quét màn hình, đây là thứ cần nhất ở một chiếc màn hình gaming

Điểm khác nhau giữa màn hình có tần số quét thấp và cao

Kích thước và loại màn hình

Màn hình gaming và đồ họa tốt thường có chung kích thước từ 24 đến 27 inch, nhưng màn hình đồ họa càng lớn sẽ càng dễ dàng thao tác phóng, thu các chi tiết nhỏ.

 Thông số kích thước màn hình

Thông số kích thước màn hình

Còn màn hình gaming tốt sẽ là loại màn hình cong, màn hình cong sẽ tạo ra ảo giác về khoảng cách giữa mắt người và các bối cảnh trong game, chính hiệu ứng cong này từ màn hình giúp người chơi có cảm giác hòa mình vào dòng chảy game

Về màn hình đồ họa sẽ sử dụng kiểu màn hình phẳng đảm bảo độ chính xác của các đường thẳng trong màn hình, và không bị lóa ở một số góc nhìn như màn hình cong.

Tấm nền

Màn hình gaming thường được áp dụng tấm nền TN nhằm tiết kiệm chi phí, mặc dù tấm nền TN không hiển thị màu sắc tốt nhất, tùy nhiên tấm nền này sẽ mang đến chất lượng hình ảnh ổn định cũng như thời gian phản hồi cực nhanh 

 So sánh 2 loại tấm nền TN và IPS

So sánh 2 loại tấm nền TN và IPS

Các màn hình đồ họa tốt đều sử dụng tấm nền IPS cho chất lượng hiển thị màu sắc tốt nhất và góc nhìn rộng, cho dù bạn đang đứng ở góc nào khác thì màu sắc hiển thị của màn hình IPS vẫn không thay đổi.

Độ phân giải

Dân làm đồ họa chuyên nghiệp thường sử dụng các màn hình có độ phân giải 2K trở lên, tuy nhiên với màn hình có độ phân giải Full HD đã đáp ứng đủ các tác vụ đồ họa nhẹ.

Độ phân giải màn hình gaming thì phức tạp hơn một tí, do độ phân giải gây ảnh hưởng không nhỏ đến bộ xử lý GPU làm giảm tần số quét màn hình điều mà các game thủ không hề mong muốn

Hiện nay các màn hình 4K có chất lượng hiển thị sắc nét nhưng tốc độ quét màn hình cực thấp chỉ 30Hz, do đó game thủ chấp nhận giảm chất lượng hình ảnh để đổi lấy tần số quét cao ở màn FUll HD

Tốc độ phản hồi màn hình

Response Time (thời gian phản hồi màn hình), đây là thông số thời gian màn hình được hiển thị điểm ảnh pixel nhanh hay chậm được đo theo ms (mili giây).

Đối với màn hình gaming, chỉ số ms càng thấp thì tốc độ phản hồi trong lúc bạn thao tác trên máy tính cho đến khi hiển thị trên màn hình hầu như được đồng nhất, không có độ trễ

Những tựa game bắn súng cần chỉ số ms thấp nhất có thể

Những tựa game bắn súng cần chỉ số ms thấp nhất có thể

Còn đối với màn hình đồ họa không yêu cầu cao về độ trễ của màn hình cho nên chỉ số trên sẽ không quá trú trọng

Chất lượng màu sắc

Cả 2 loại màn hình đồ họa và gaming đều sẽ chú ý đến độ chuẩn của màu sắc sRGB, Adobe RGB hoặc DCI-P3 đó là những chỉ số chuẩn để đo về độ chính xác của màu 

Màn hình đồ họa yêu cầu cao hơn một chút về độ sai lệch màu (Delta-E nhỏ hơn 2) coi như đạt tiêu chuẩn cho một chiếc màn hình làm đồ họa.

Trên đây là những so sánh về 2 loại màn hình chuyên dụng phổ biến hiện nay, mong là bạn sẽ có thêm kiến thức và chọn được cho mình một chiếc màn hình ưng ý nhất.