Hiện nay, ngoài OC tăng tốc FSB để đạt được tốc độ chip xử lý cao hơn, còn có OC card màn hình, RAM, gắn thêm tụ để gia tăng độ ổn định của điện nguồn cấp cho chip hay các giải pháp tản nhiệt nhằm đạt được khả năng OC cao hơn.

Bài viết này sẽ giới thiệu một trong những vấn về cơ bản về giải pháp OC cho bạn, đó là CPU.

CPU: Intel và AMD

Intel

Số Sspec hay thường gọi là Stepping Mask:

Hiện bán trên thị trường chủ yếu là loại B0, B1 tuy nhiên C1 và D1 mới là siêu sao trong giới OC. Chắc bạn sẽ thắc mắc làm thế nào để phân biệt? Rất đơn giản: Bạn hãy để ý 5 chữ số cuối ở hàng code ( VD: SL6WF) rồi so sánh với bảng tra cứu CPU stepping.

Hiện trên thị trường xuất hiện loại Pentium 4 tốc độ 2,4Ghz với code SL6RZ, đây là loại có khả năng ép xung siêu hạng. Ví dụ trong điều kiện bình thường P4 2,4Ghz SL6RZ (18x133Mhz) có thể ép xung chạy ổn định ở tốc độ 3,24Ghz (18x180Mhz) mà không cần thêm giải pháp tản nhiệt nào. Còn với giải pháp tản nhiệt bằng LN2 (sử dụng băng khô hay Nitơ lỏng để hạ thấp nhiệt độ chip xuống dưới 0°C) thì có thể đẩy tốc độ lên trên 4Ghz. Tất cả các loại Pentium 4 3,06 đều là stepping C1, các loại Pentium 4-C FSB 800Mhz mới đều là stepping D1. Bạn có thể tìm con số này tại: http:/ /support.intel.com/support/processors/

cpu intel

Hệ số nhân

Bạn nên chọn loại có hệ số nhân càng cao càng tốt vì nó sẽ quyết định tốc độ chip tăng thêm khi tăng IMhz FSB. Hiện cao nhất có thể là loại 2,4Ghz FSB 400Mhz có hệ số nhân tới 24x, tuy nhiên loại này rất khó mua. Bạn nên chọn loại 2,4B Ghz FSB 533Mhz để đạt được hiệu năng và giá cả hợp lý nhất.

AMD:

Hiện có rất ít cửa hàng bán chip AMD, nhưng nếu bạn thực sự muốn mua thì tất nhiên vẫn có chỗ bán. Ưu điểm lớn nhất của AMD là giá rẻ. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý là trên thị trường có tới bốn loại chip AthlonXP với tên mã (codename) khác nhau:

Palomino:

Đây là chip Athlon XP đời đầu tuy hiệu năng cao nhưng chạy rất nóng do vẫn dùng công nghệ 0,18 micron và bị khóa hệ số nhân. Tuy vẫn có cách mở khóa nhưng rất nguy hiểm và có thể gây hỏng chip.

T-bred A:

Athlon XP đời thứ 2, sử dụng công nghệ 0,13 micron chạy mát hơn nhiều, có thể so sánh với Pentium 4 Northwood, đặc biệt là hệ số nhân không bị khóa.

T-bred B:

Athlon XP đời thứ 3, cấu trúc tương tự loại A nhưng có một số cải tiến nên có khả năng chạy ở xung nhịp cao hơn nhiều. Ví dụ T-Bred B 1700+ xung thực là 1433Mhz (11×133) có thể chạy ổn định ở tốc độ 2400Mhz (khoảng 3200+) (200×12).

Barton:

Athlon XP mới nhất với L2 cache 5120KB và FSB 333/ 400Mhz, hiện tại loại thông dụng nhất 2500+ với xung thực là 1833Mhz; loại này chưa có bán ở Việt Nam. Barton chỉ có thể hoạt động hoàn toàn ổn định với một số loại mainboard mới như Abit NF7-S hay một số dòng mainboard dùng chipset NF2 khác, đôi khi bạn cũng cần phải cập nhật BIOS.

Tất nhiên có thể nhận thấy dòng T-bred B là ngôi sao đối với người dùng AMD và rất dễ mua, tuy nhiên cũng giống Intel, bạn cần chọn loại có code là 0308 hay 0307 đối với loại 1700+ thì tốt hơn. Các dòng cao hơn như 2100+ hay 2400+ giá khá cao mà hiệu năng không cải thiện nhiều đồng thời giới hạn ép xung cũng không cao hơn mà lại khó tìm mua.

Mainboard cho AMD tuy khó tìm nhưng hiện bạn có thể mua được những loại tốt nhất ở Việt Nam như: Abit NF7-S, Epox 8RDA+, Asus A7N8X, Soltek 75FRN2-S/SL, tất cả đều dùng chipset nForce2 của nVidia. Các mainboard như Asus K7V8X hay Abit KD7, dùng chipset của VIA Technologies cũng tốt nhưng đã cũ. Theo một số ý kiến thì chipset nForce2 của nVidia với stepping C1 là tốt nhất, tuy nhiên để chọn được đúng loại thì chỉ có thể do may mắn, bạn có thể để mắt đến loại Abit NF7-S phiên bản 2.0 là một trong số ít các mainboard dùng chipset C1 mà người mua có thể nhận biết.

Ngoài thị trường có bán khá nhiều chip T-bred 1700+ mà theo nhà sản xuất là được hạ xuống (downgrade) từ dòng 2700+. Những chip này không đạt các phép kiểm tra đối với chip 2700+ (không chạy ổn định ở 2700+) nên bị giảm tốc độ và bán ra dưới dạng 1700+, trong khi những loại 1700+ bình thường lại dễ dàng chạy ở 2700+ hay thậm chí cao hơn.