Tai nghe mang đến sự giải trí và những phút giây thư giãn, thoải mái cho mọi người. Tuy nhiên, hiện nay, trên nhiều diễn đàn tồn tại các chủ đề đau tai trong hoặc sau khi sử dụng tai nghe. Đây là vấn đề trăn trở với người dùng bởi chưa có nhiều thông tin, biện pháp. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu một số phương pháp khắc phục đau tai khi đeo tai nghe qua bài viết sau đây nhé.

Đầu tiên, chúng ta hãy tìm hiểu về nguyên lý hoạt động của tai 

Cách tai tiếp nhận âm thanh

Tai tiếp nhận sóng âm truyền từ không khí, qua vành tai, đi qua ống tai và đến màng nhĩ. Các âm thanh được màng nhĩ phân tích thành các rung động, các rung động được chuyển đến hệ thần kinh và chúng ta nghe được âm thanh. 

Đối với tai nghe, khác biệt ở chỗ là âm thanh được đi từ tai nghe sẽ bỏ qua vành tai mà truyền thẳng tới màng nhĩ và ốc tai, gây hại cho tai. Bởi lẽ, các âm thanh có âm lượng lớn sẽ không được vành tai giữ lại mà đi hết vào màng nhĩ sẽ gây tổn thương rất lớn.

Nguyên nhân gây đau tai và cách khắc phục

1. Đeo tai nghe không phù hợp, đeo thời gian dài

Mỗi tai nghe đều có nhược và ưu điểm đến từ phần thiết kế. Điển hình là in-ear, tai nghe in-ear mang kiểu dáng nhỏ gọn, tương thích với tai nhưng thường gây đau sau 1 giờ đeo trở lên. Bác sĩ chuyên khoa nội Michael Newman cũng cho rằng “Đeo tai nghe không vừa hoặc không đúng cách có thể gây áp lực quá mức lên ống tai, dẫn đến cảm giác khó chịu và đau tai”. 

Bên cạnh đó, chất liệu và vấn đề vệ sinh cũng là những yếu tố dẫn đến đau tai khi đeo tai nghe. Chất liệu silicone thường được ưa chuộng bởi độ êm ái, đàn hồi nó mang lại. Tuy nhiên, chất liệu này lại giữ ẩm khá tốt khi được nhét tai, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi. 

Chất liệu và vệ sinh cũng là một vấn đề đáng nói. Hầu hết các loại tai nghe sử dụng silicone cho phần bịt tai. Chất liệu này có nhiều ưu điểm như giúp tai nhẹ nhàng và êm ái cho da. Tuy vậy, khi dùng để nhét tai, nó giữ ẩm trong ống tai và tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, dễ tạo ráy tai và gây các bệnh về tai thường gặp khi đeo tai nghe trong thời gian dài. Nặng hơn là bạn có thể bị viêm tai hoặc bị các bệnh nhiễm trùng tai. 

Lời khuyên cho bạn là chọn các tai nghe vừa vặn, tương thích với tai của mình, đừng ép chặt quá và chú trọng vệ sinh tai thường xuyên để tránh vi khuẩn tích tụ. Bạn có thể tham khảo tai nghe Open-ear của Shokz với thiết kế mở, rất dễ dàng cho việc vệ sinh và đảm bảo sự thông thoáng cho đôi tai

Đeo tai nghe nhiều dễ gây ngứa và có nhiều ráy tai

Đeo tai nghe nhiều dễ gây ngứa và có nhiều ráy tai

2. Nghe nhạc âm lượng lớn

Nhiều người thích nghe nhạc với âm lượng lớn vì cảm giác hưng phấn, kích thích nó mang lại mà không biết điều này gây tổn thương cho tai lẫn não bộ, gây đau tai lẫn các cơn đau đầu. Nặng hơn là suy giảm thính giác và các di chứng về sau. Bạn chỉ nên nghe nhạc ở mức ⅔ âm lượng, tức 60%. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể chọn dòng tai nghe truyền âm qua xương đền từ nhà Shokz để bảo vệ sức khỏe cho đôi tai.

Đeo tai nghe nhiều dễ gây ngứa và có nhiều ráy tai

Tai nghe Shokz với công nghệ tiên tiến chống ù tai

3. Môi trường thay đổi

Ngoài môi trường lạnh, việc thay đổi độ cao, nồng độ oxy trong không khí, khói bụi thành phố và bụi mịn từ xe cộ, nhà máy cũng gây ra các vấn đề sức khỏe, gián tiếp gây ra việc chèn ép khó chịu cho tai.

Môi trường lạnh, hay thay đổi nhiệt độ, khói bụi từ xe cộ cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, gián tiếp gây khó chịu cho tai.

Để giải quyết các vấn đề do nguyên nhân này, bạn nên:

  • Chú ý thời tiết khi luyện tập, luôn giữ ấm cho tai
  • Kiểm tra dự báo thời tiết và nhiệt độ không khí trước mỗi buổi tập
  • Massage cho máu huyết lưu thông
  • Giảm áp lực bên trong thính giác bằng cách nhai kẹo gum

Tạm kết

Đau tai khi đeo tai nghe là một yếu tố không thể tránh nhưng ta có thể khắc phục được phần nào qua những biện pháp được liệt kê ở trên. Để có trải nghiệm đeo tai nghe tốt nhất, bạn có thể tham khảo tai nghe đến từ nhà Shokz.