Ở thời hiện đại, tai nghe là một người bạn chạy của nhiều người. Không chỉ để nghe nhạc, nó còn giúp kết nối với cộng đồng cùng đam mê ngay trên những quãng chạy dài.
Tai nghe vừa là phụ kiện, vừa là bạn đồng hành
Tuy nhiên, mang tai nghe quá lâu có thể tổn thương màng nhĩ và các cơ quan trong tai. Vậy sao bạn không tìm hiểu cách đeo tai nghe khi chạy bộ hiệu quả? Hãy cùng bài viết khám phá những lưu ý khi mang tai nghe để chạy bộ lâu dài nhé!
Tập trung hơn, tránh bị xao nhãng trong luyện tập thi đấu chuyên nghiệp
Dễ dàng hơn, vì nhận được cảm hứng trong ca từ
Ổn định hơn, nhờ vào nhịp điệu ổn định của các bài hát
Vui vẻ hơn. Có lẽ do ít người nghe nhạc sến khi chạy bộ chăng?
Che mất âm thanh cuộc sống xung quanh
Trở thành “chất gây nghiện” nếu lạm dụng lâu dài
Đánh mất trải nghiệm chạy chung cùng mọi người
Gây nguy hiểm khi không nghe được tín hiệu giao thông
Tai nghe dạng chụp tai (Over-Ear) thường mang thiết kế một vòng tròn đeo quanh đầu và phần đệm che kín cả vành tai. Khi đeo, không gian kín sẽ giúp âm trầm ấm áp hơn, mang lại trải nghiệm như ở trong phòng kín.
Loại tai nghe này có cách đeo đơn giản. Chỉ cần giữ 2 pad cố định và che kín 2 vành tai. Phần quai đeo nên hướng lên trên, nghiêng nhẹ về phía sau để bám chắc hơn, tránh che mắt khi bị sốc, rời khỏi vị trí ban đầu.
Tai nghe Over-Ear tuy cồng kềnh nhưng vẫn có thể dùng cho chạy bộ
Lưu ý, bạn nên tháo tai nghe sau 30 – 60 phút sử dụng. Điều này là để tai bạn thoáng hơn, tránh bị ẩm vì bịt kín lâu. Một lý do khác là để bảo vệ tai nghe, tránh để phần đệm da bị ngấm mồ hôi, mau hư hỏng.
Về cơ bản, Tai nghe In-Ear và dạng Earbud khá giống nhau. Khác biệt chính là ở kích thước.
Tai nghe In-Ear lớn hơn, thường được gắn ốp sát và ống tai, tạo cảm giác chắc chắn và khoảng không thoải mái để tạo âm.
Tai nghe Earbud nhỏ hơn, được nhét sâu vào khoang tai, gọn gàng và thanh lịch hơn.
Tai nghe In-Ear (Trái) và tai nghe Earbud (Phải)
Cả hai đều dạng cơ bản đều nhờ vào cấu tạo hẹp của ống tai mà dính chặt vào tai. Cách đeo tai nghe khi chạy bộ cũng tương tự như bình thường, chỉ cần nhét vào ống tai sao cho có cảm giác gắn chặt nhưng không cấn là được.
Bạn nên chọn kỹ kích thước để khi mang không quá chật, gây chèn ép mạch máu xung quanh khiến tai bị đau.
Một lưu ý khác là hướng trái phải của tai nghe. Hướng đeo này thường được khắc vào mỗi chiếc với ký hiệu L (Left – bên trái) và R (Right – bên phải). Việc đeo đúng này sẽ khiến bạn cảm nhận tốt hơn chất lượng của bản nhạc.
Có nhiều dạng tai nghe mở khác nhau, nhưng bài viết xin chỉ chia sẻ dạng đeo tai ở vành như thiết kế của hãng Shokz để tiện phân biệt.
Tai nghe Shokz sử dụng công nghệ truyền âm thanh qua xương để phát nhạc. Vì vậy, bạn cần đặt đúng vị trí tai nghe ở khu vực quanh xương thái dương để nghe rõ âm. Vị trí này không cần quá chính xác nhưng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh nên hãy cân chỉnh theo ý thích của bạn.
Cách đeo tai nghe khi chạy bộ với thiết kế mở của Shokz
Sau đó hãy móc phần quai đeo vào vành tai, hướng quai đeo ra phía sau đầu để cố định. Phần quai đeo này được thiết kế nối dài để kết nối hai phía tai nghe, vừa tựa vào phần gáy để tránh bị rơi khi vận động mạnh hay chạy đường dốc. Cũng nhờ thiết kế này, bạn không cần lo lắng về hướng đeo trái phải nữa.
>>> Xem thêm: Cách đeo tai nghe khi chạy bộ đúng nhất
Bạn nên vệ sinh tai nghe càng thường xuyên càng tốt. Vì tai nghe tiếp xúc nhiều với phần da xung quanh tai, việc này giúp tránh viêm nhiễm hay mẩn ngứa, giúp chúng ta thoải mái hơn rất nhiều.
Lưu ý này là khi chọn mua tai nghe. Nếu không chọn tai nghe chụp tai Over-Ear, bạn cũng không cần lo lắng nhiều đến yếu tố trọng lượng. Dù vậy, tai nghe càng nhẹ thì sẽ càng giảm tác động khi đeo lâu dài.
Chú ý khi chọn tai nghe là phải bám chắc. Để đáp ứng việc chạy bộ có cường độ cao, xóc nhiều, tai nghe vừa phải vừa vặn, không quá chặt gây cảm giác bó buộc nhưng cũng không được buông lỏng, dễ gây rơi rớt, hư hỏng.
Như đã trình bày bên trên, tai nghe dạng mở không che kín ống tai, cũng không chèn ép cơ quan nào quá nhiều. Với thiết kế như vậy, đây là lựa chọn tốt nhất để mang tai nghe khi chạy bộ đường dài.
Tai nghe OpenRun Pro của Shokz tạo được độ thoáng khi mang lâu
Hãy cân nhắc đến việc đeo khẩu trang, mắt kính cùng với tai nghe. Tốt nhất, bạn nên bỏ mắt kính khi luyện tập chạy bộ.
Nhưng nếu mắt bạn không quá tốt, bạn có thể đeo tai nghe trước rồi đeo mắt kính sau, hoặc ngược lại để phù hợp với thiết kế tai nghe của bạn.
Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn lựa và thay thế chất liệu đệm để tạo cảm giác phù hợp hơn với bản thân.
Bạn đã được tìm hiểu cách đeo tai nghe khi chạy bộ phù hợp và một số lưu ý để đeo tai nghe thoải mái hơn. Hãy thử áp dụng ngay khi có cơ hội bạn nhé! Chúc bạn có một cuộc chạy thành công!
Bất kỳ môn thể thao nào cũng cần những vật dụng hỗ trợ để tối ưu hiệu quả luyện tập.…
Khi tập luyện thể thao, tai nghe là một phụ kiện rất quan trọng để giúp bạn tập trung và…
Tai nghe chống nước Shokz là một trong những sản phẩm công nghệ mới nhất được thiết kế để giúp…
Trekking là một hình thức du lịch mạo hiểm dã ngoại ngoài trời ở những nơi hoang dã, trong đó…
Tai nghe đã trở thành một thiết bị không thể thiếu trong đời sống của chúng ta, được sử dụng…
Bơi lội là môn thể thao được ưa thích bởi mọi lứa tuổi và mang lại rất nhiều lợi ích…