Các công tắc điện PC/XT/AT, LPX và đầu nối nguồn bo mạch

Những hệ thống thời kỳ đầu có những công tắc điện tích hợp ngay bên trong bộ cấp nguồn, cái mà điều chỉnh nguồn xoay chiều đề hệ thống bật hoặc tắt. Đây là một thiết kế đơn giản, nhưng bởi vì bộ cấp nguồn được gắn phía sau bên phải của hệ thống, nó yêu cầu bạn tiếp cận cạnh bên phải gần phía sau hệ thống để sử dụng công tắc. Ngoài ra, điều khiển trực tiếp nguồn điện xoay chiều có nghĩa là hệ thống không thể khởi động từ xa nếu không có những thiết bị phần cứng đặc biệt.

Các công tắc điện PC/XT/AT và LPX

Khởi đầu vào cuối thập niên 1980, những hệ thống với những bộ cấp nguồn LPX bắt đầu sử dụng công tắc điều khiển ở mặt trước của thùng máy, vẫn còn các công tắc AC; chỉ khác ở chỗ là công tắc AC bây giờ được gắn khá xa (thường là ở bảng mặt trước của thùng máy), thay vì tích hợp trong bộ cấp nguồn. Công tắc được kết nối với bộ cấp nguồn thông qua đoạn cáp có 4 dây và điểm cuối của đoạn cáp được khớp với những chốt đầu kẹp càng của (spade connector), cái gắn lên trên những đầu kẹp càng của ở công tắc điện. Đoạn cáp này bắt đầu từ bộ cấp nguồn đi tới công tắc ở trong thùng máy chứa bốn dây màu đỏ, ngoài ra có một dây thứ năm nối đất cho thùng máy đôi khi cũng được thêm vào. Công tắc này thường bao gồm sự cách điện ở chỗ những chốt đầu nối kết nối vào, để ngăn hiện tượng sốc điện.

Giải pháp này giải quyết hiệu quả được vấn đề tiếp cận công tắc phía sau nhưng thiếu các phần cứng đặc biệt nó vẫn không khởi động từ xa hoặc tự động bật nguồn hệ thống. Cộng thêm, bạn có một công tắc AC 120V gắn bên trong thùng máy, với những sợi đây tải những mức điện áp nguy hiểm qua hệ thống. Một số trong những đoạn dây này có thể nóng lên bất cứ lúc nào khi hệ thống được gắn vào (tất cả đều nóng khi mà hệ thống đang chạy), tạo nên một môi trường nguy hiếm cho những người thường xuyên ở xung quanh hệ thống đó.

Lưu ý:

Bạn có thể bị chết vì sốc điện nếu chạm vào điểm cuối của những dây này với bộ cấp nguồn đang cắm điện, thậm chí cả khi bộ cấp nguồn đang tắt! Vì vậy luôn đảm bảo bộ cấp nguồn được rút ra khỏi phích cắm trước khi kết nối hoặc ngắt kết nối công tắc điều khiển ở xa hay chạm vào bất kỳ dây nào đang nối với nó.

Có 4 hoặc 5 loại dây với những mã màu như sau:

  • Nâu và xanh lục – Những dây này là dây nóng và dây nguội từ dây điện 120V tới bộ cấp nguồn. Chúng luôn có điện khi mà bộ cấp nguồn được nối vào.
  • Đen và trắng – Những dây này mang điện xoay chiều từ công tắc tới bộ cấp nguồn. Các dây này chỉ có điện khi khi bộ cấp nguồn được nối vào và công tắc được bật.
  • Xanh hoặc xanh có những sọc vàng – Dây này là dây nối đất. Nó được nối với thùng máy và sẽ giúp nối đất bộ cấp nguồn tới thùng máy.

Ở trên công tắc này, những cái tab dành cho những cái dây thường được ký hiệu mã màu; nếu không bạn sẽ thấy rằng hầu hết những cái công tắc có 2 cái tab song song với nhau và 2 cái tab có góc số với nhau. Nếu không có mà màu trên công tắc, gắn dây xanh và nâu lên trên 2 tab song song và gắn dây trắng và đen lên trên 2 tab tạo góc với nhau. Nếu không có những tab có tạo góc với nhau, đơn giản là bảo đảm dây xanh và dây nâu gắn vào những tab ở gần nhau nhất ở cùng một phía và dây trăng và đen gắn lên trên những tab ở gần nhau nhất ở phía khác.

Lưu ý:

Mặc dù những dây có mã màu này và những tab song song/có góc được sử dụng ở hầu hết các bộ cấp nguồn, chúng không nhất thiết là phổ biến 100%. Tôi đã thấy những bộ cấp nguồn không sử dụng những mã màu và vị trí các tab như mô tả ở đây. Một điều luôn chắc chắn là: hai trong những dây này luôn mang những điện áp xoay chiều chết người khi bộ cấp nguồn được nối điện. Cho dù như thế nào, luôn ngắt bộ cấp nguồn ra khỏi ổ cắm điện trước khi xử lý những dây này. Cách điện bằng băng điện hay vật liệu co nhiệt vì thế bạn không thể chạm vào dãy khi làm việc bên trong thùng máy.

Trong trường hợp dây xanh và dây nâu được gắn trên cùng nhóm tab, dây trắng và đen được gắn trên cùng một nhóm khác, công tắc và bộ nguồn sẽ làm việc ổn định. Nếu gắn sai các dây này, bạn sẽ có thể làm nổ cầu chì của ổ cám điện bởi vì sự xáo trộn các dây có thể gây ra đoản mạch.

Đầu nối nguồn bo mạch

Mỗi bộ nguồn máy tính có các đầu nối gắn vào bo mạch chủ, cung cấp nguồn điện đến bo mạch chủ, bộ xử lý, bộ nhớ, chipset, các thành phần được tích hợp (như là video, LAN, USB và FireWire) và bất kỳ card nào được cẩm vào các khe cắm bus. Những đầu nối này rất quan trọng – không chỉ là những đường dẫn điện chính qua đó điện năng đổ về hệ thống, nhưng gắn sai các đầu nối này có tác động tàn phá máy tính, bao gồm cả việc đốt cháy bộ cấp nguồn và bo mạch chủ. Cùng như với hình dạng cơ học của bộ cấp nguồn, những đầu nối này thường được thiết kế theo một trong nhiều đặc điểm kỹ thuật chuẩn công nghiệp, cho biết loại đầu nối được dùng cũng như bố trí chân ra của các dây dẫn và các cực riêng biệt. Thật không may, cũng như với hệ số dạng cơ học, một số nhà sản xuất máy tính sử dụng bộ cấp nguồn có các đầu nối thiết kế riêng hay tệ hơn. dùng loại đầu nối tiêu chuẩn với bố trí chân ra bị sửa đổi (không tương thích) (nghĩa là tín hiệu và điện áp bị sắp xếp lại từ chi tiết kỹ thuật tiêu chuẩn). Cắm bộ nguồn với bố trí chân ra không tương thích vào bo mạch có bố trí chân ra tiêu chuẩn (hay ngược lại) thường dẫn đến làm hỏng bo mạch hoặc bộ cấp nguồn – hay cả hai.

Cũng như tôi chỉ muốn các hệ số vật lý tiêu chuẩn công nghiệp trong hệ thống của tôi, tôi cũng muốn đảm bảo chúng dùng những đầu nối và bố trí chân ra theo tiêu chuẩn công nghiệp. Bằng cách mua các thành phần tuân thủ theo các tiêu chuẩn công nghiệp, tôi có thể chắc chắn có sự linh hoạt lớn nhất và chi phí thấp.

Hai bộ đầu nối nguồn bo mạch chính đã được dùng nhiều năm: cái tôi gọi là loại AT/LPX và loại ATX. Mỗi cái trong chúng có những biến đổi nhỏ; cho thí dụ, loại ATX đã phát triển qua nhiều năm, với các đầu nối mới xuất hiện (một số không còn nữa) và các sửa đổi đối với đầu nối hiện hữu.

Tìm hiểu thêm về màn hình máy tính tại đây!

Recent Posts

Những vật dụng cần thiết khi chạy bộ

Bất kỳ môn thể thao nào cũng cần những vật dụng hỗ trợ để tối ưu hiệu quả luyện tập.…

1 year ago

Tại sao nên chọn loại tai nghe không nhét tai khi tập luyện thể thao

Khi tập luyện thể thao, tai nghe là một phụ kiện rất quan trọng để giúp bạn tập trung và…

2 years ago

Đi mọi nơi, làm mọi thứ với tai nghe chống nước Shokz

Tai nghe chống nước Shokz là một trong những sản phẩm công nghệ mới nhất được thiết kế để giúp…

2 years ago

Top 7+ thứ bạn nên mang theo khi đi trekking

Trekking là một hình thức du lịch mạo hiểm dã ngoại ngoài trời ở những nơi hoang dã, trong đó…

2 years ago

Mách bạn 5+ lời khuyên khi sử dụng tai nghe không đau tai

Tai nghe đã trở thành một thiết bị không thể thiếu trong đời sống của chúng ta, được sử dụng…

2 years ago

Những lưu ý khi tập luyện cho người đam mê bơi lội

Bơi lội là môn thể thao được ưa thích bởi mọi lứa tuổi và mang lại rất nhiều lợi ích…

2 years ago